Ford làm ăn với thế giới Henry_Ford

Ford đã có một cam kết chắc chắn rằng thương mại quốc tế tạo ra hòa bình quốc tế, và ông đã sử dụng Model T để giúp mở rộng điều ông tin tưởng. [Watts 236-40] Ông đã mở xưởng lắp ráp đầu tiên ở Anh Quốc ngay từ năm 1911, và nhanh chóng trở thành nhà sản xuất lớn nhất ở đó. Ông cũng làm như vậy ở Canada. Năm 1912 ông giúp Agnelli của Fiat ở Italia. Trong thập kỷ 1920 ông mở nhiều nhà máy ở Australia, Ấn Độ thuộc Pháp và Đức. Ông thực nghiệm trồng cao su ở vùng rừng Amazon và gọi nó là Fordlândia; đây là một trong số ít những thất bại của ông, và tới năm 1929 ông đã có quan hệ buôn bán thành công trên sáu lục địa. [Wilkins] Năm 1929 Ford chấp nhận lời mời của Stalin để xây một nhà máy hiện đại tại Gorky—và ông đã gửi các kỹ sư cùng thợ máy Mỹ, gồm cả nhà lãnh đạo lao động tương lai Walter Reuther tới đó. Khi Hoa Kỳ còn đang có hóa bình với quốc gia nào đó, Công ty Ford Motor còn làm ăn với quốc gia đó. Những nhà máy đầu tiên ở Đức được xây dựng trong thập kỷ 1920 với sự ủng hộ của Herbert Hoover và Sở thương mại, họ đồng ý với lý thuyết của Ford rằng thương mại quốc tế là mục tiêu căn bản của Ford cho hòa bình thế giới.[Wilkins]

Hình ảnh của Ford làm cho người châu Âu, đặc biệt là người Đức, kính nể, nó gợi lên "nỗi sợ cho một số người, sự say mê đối với những người khác, và sự mê hoặc cho tất cả" [Nolan tr. 31]. Tất cả những người Đức bàn về chủ nghĩa Ford đều tin rằng nó tượng trưng cho một thứ gì đó thuộc về phần tinh túy của Mỹ. Một nhà lãnh đạo công đoàn đã nhấn mạnh rằng những công việc của Ford—tầm vóc, nhịp độ, sự tiêu chuẩn hoá, và triết lý coi sản xuất là dịch vụ—là điều Mỹ nhất mà ông thấy ở Hoa Kỳ. Cả những người ủng hộ và chỉ trích đều nhấn mạnh rằng chủ nghĩa Ford là hình ảnh thu nhỏ của sự phát triển chủ nghĩa tư bản Mỹ và rằng nền công nghiệp ô tô là then chốt để hiểu được các mối quan hệ kinh tế và xã hội ở Mỹ. Như một người Đức từng giải thích, "Ô tô đã làm thay đổi rất lớn kiểu sống của người Mỹ tới mức hiện nay một người Mỹ khó có thể tưởng tượng rằng anh ta có thể sống mà không có nó. Khó có thể nhớ cuộc sống đã từng thế nào trước khi Ford bắt đầu thuyết giảng học thuyết về sự cứu rỗi." [Nolan tr. 31]. Đối với nhiều người Đức, Henrry Ford là hiện thân của bản chất của chủ nghĩa Mỹ. Một nhà báo của tờ Detroit News đã phỏng vấn Hitler năm 1931 (hai năm trước khi ông lên nắm quyền) và hỏi ông về tấm ảnh Ford trên bàn của ông; Hitler đã nói với cô, "Tôi coi Henry Ford như người truyền cảm hứng cho mình." Năm 1928 lãnh sự Đức ở Cleveland đã trao cho Ford và một quan chức cao cấp của General Motors giải thưởng Grand Cross of the German Eagle vì đã chế tạo xe hơi cho đại chúng. A picture of Ford receiving the Cross is available here.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Henry_Ford http://www.americanheritage.com/articles/magazine/... http://www.detnews.com/2001/hometech/0112/12/d01-3... http://www.kuhistory.com/proto/story.asp?id=42 http://www.opendepth.com/node/545 http://www.quotationsbook.com/authors/2560/Henry_F... http://www.washingtonpost.com/wp-srv/national/dail... http://www.senate.gov/artandhistory/history/minute... http://www.gutenberg.net/etext/7213 http://web.archive.org/20040825075040/www.historyc... http://www.fordfound.org/about/faq_other.cfm